Các xu hướng phát triển trong chiến tranh hiện đại Xe_tăng

Trực thăng AH-64D khai hỏa tên lửa chống tăng AGM-114 HellfireMáy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không lực Hoa Kỳ, máy bay cường kích được coi là sát thủ diệt tăng trong chiến tranh hiện đạiMáy bay cường kích Sukhoi Su-25 của Nga

Trong thời đại ngày nay nhất là sau khi nguy cơ chiến tranh thế giới tổng lực không còn và với sự lên ngôi vai trò của không quân thì tương lai sử dụng xe tăng vẫn chưa rõ ràng:

  • Một mặt với sự xuất hiện ngày càng nhiều và tích cực của máy bay cường kíchtrực thăng thì xe tăng mất độc quyền trong việc tiến công cơ động: tốc độ cơ động và các khả năng cơ động với mọi địa hình, tính bất ngờ của máy bay trực thăng mang quân đổ bộ thì xe tăng không thể so sánh được. Ngày nay xe tăng khi tiến công rất dễ trở thành mồi săn cho các loại máy bay và trực thăng: để chống lại các mũi tiến công của xe tăng bên phòng thủ không cần phải duy trì một lực lượng thiết giáp mạnh để phản công mà hiệu quả hơn là dùng các đội trực thăng vũ trang chống tăng hoặc các loại máy bay yểm trợ mặt đất mà máy bay A-10 chống tăng của Hoa Kỳ là điển hình của tính hiệu quả. Máy bay và trực thăng chống tăng có thể bao phủ một khoảng rất rộng chiến trường hiệu quả diệt tăng rất cao do đó chỉ cần duy trì một lượng máy bay tương đối nhỏ là có thể thay thế cho một lực lượng xe tăng rất lớn trong phòng thủ, và bộ binh ngày nay cũng được trang bị các loại vũ khí chống tăng hữu hiệu nên bộ binh không còn quá yếu thế trước các lực lượng xe tăng đối phương. Do đó vai trò chủ lực của xe tăng như trong thế chiến thứ hai đã không còn và vai trò của xe tăng sẽ ngày càng suy giảm trong chiến tranh hiện đại. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhấtthứ hai lực lượng xe tăng với số lượng khá hùng hậu của Iraq được trang bị chủ yếu bằng loại xe tăng Sư tử Babylon - một biến thể do Iraq sản xuất từ T-72, đã tỏ ra bất lực vô vọng trước ưu thế trên không của quân đội Mỹ cùng chư hầu và thực tế bị vô hiệu hoá nhanh chóng. Đó là khía cạnh suy giảm vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại.
  • Mặt khác trong chiến tranh trong tương lai gần cũng có nhiều đặc điểm làm tăng khả năng sử dụng của xe tăng: Trong điều kiện ngày nay không còn các chiến tuyến phòng thủ chiều sâu chạy dài theo phân cách quân hai phía như trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai mà việc phòng ngự được tổ chức theo các trung tâm phòng thủ. Giữa các trung tâm đó là khoảng không gian lớn rất tiện dụng cho các hoạt động của xe tăng. Hơn nữa các cuộc chiến tranh và xung đột thường nổ ra giữa các nước không phải là các cường quốc vũ trang với lực lượng không quân hùng hậu mà là các quốc gia vũ trang trung bình hoặc yếu kém về không quân và khi đó xe tăng vẫn là một lực lượng xung kích hàng đầu. Với giá rẻ tương đối của loại vũ khí tấn công này nếu so với không quân làm cho xe tăng vẫn là vũ khí tấn công được ưu tiên.

Do các yếu tố trên nên một mặt lục quân của các cường quốc quân sự thế giới không đặt ưu tiên hàng đầu cho lực lượng tiến công vào lực lượng xe tăng thiết giáp nữa mà chọn các loại khác như bộ binh trực thăng vận. Nhưng đồng thời các quốc gia dẫn đầu về chế tạo xe tăng vẫn tăng cường nghiên cứu và chế tạo các loại xe tăng ngày càng hiện đại cho quân đội của mình và bán cho các nước khác. Trong điều kiện hiện nay vẫn chưa thấy có xu hướng rời bỏ xe tăng, ngay như quân đội Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về các loại máy bay chiến đấu và trực thăng vẫn duy trì lực lượng xe tăng mạnh cho lục quân của họ.

Cấu tạo

Xe tăng hiện nay thường gồm 1 thân xe được làm thấp đến nỗi người lái phải nằm gần như lái xe công thức 1 để giảm độ cao nhằm tránh phát hiện và trúng đạn. Thân xe thường được bọc thép chủ yếu phía trước để đối đầu trong các cuộc đấu tăng, tương đương 600mm đến 900mm chống động năng và hơn 1m chống đầu đạn xuyên hóa học. Trong khi gầm xe, hai bên hông giáp mỏng hơn rất nhiều.Thân xe đặt trên hệ thống bánh xích, với 6 hoặc 7 bánh chịu lực và đảm bảo độ ổn định, 1 bánh truyền động từ động cơ ra xích, 1 bánh định hướng đặt cao hơn so với mặt đất để tạo moment lớn khi vượt chướng ngại vật. Áp suất xe xuống mặt đường thường xấp xỉ 1 kg/cm2 và nhỏ hơn áp suất của người đứng bằng chân trần, điều đó giúp xe chạy được trên nền đất yếu. Động cơ xe tăng thường từ 1000 hp đến 1500 hp (sức ngựa), rất khỏe để có thể đảm bảo độ cơ động cho khối lượng xe từ 40 tấn đến 70 tấn, và tốc độ tối đa như M1 của Hoa Kỳ lên đến 70 km/h (bị giới hạn bởi máy điều tốc).

Hai bên thân xe, phía ngoài xích thường có gắn các tấm giáp thép hoặc lưới thép chủ yếu để kích nổ các đầu đạn từ ngoài giáp chính hoặc cũng có thể chỉ là tấm cao su. Đối với yêu cầu tác chiến thành phố, các tấm giáp hai bên thường được đặc chế để chống lại đầu đạn CE dùng sức xuyên hóa học.

Trên thân xe đặt tháp pháo, nhằm nâng và xoay một khẩu pháo chính thường là nòng trơn (không có rãnh, trừ Challenger II của Anh) cỡ nòng chung khối Nato (Mĩ, Tây Âu) là 120mm và phương Đông là 125mm (Nga, Trung Quốc). Góc xoay quanh không bị hạn chế, góc nâng hạ nòng súng từ -10 đến 20 độ (phương Tây). Trên tháp pháo có gắn rất nhiều thiết bị điện tử như kính hồng ngoại, các đơn vị thu thập tín hiệu, lọc khí,.. và chứa toàn bộ thành viên tổ điều khiển trừ lái xe.

Đối với các xe tăng phương Tây, tháp pháo cũng chỉ được bọc giáp chủ yếu ở phía trước như một tấm khiên, độ bảo vệ tương đương phía trước thân xe, còn bên hông rất mỏng và thậm chí nóc tháp pháo chỉ tương đương 20mm thép.

Một tổ điều khiển thường có ba người (Nga, Trung Quốc, Pháp) với một tổ trưởng, lái xe và pháo thủ, với pháo được nạp đạn tự động bằng máy. Trong khi đó các nước Mĩ, Anh, Đức, Nhật, Israel... sử dụng tổ lái 4 người với thêm một người nạp đạn, họ cho rằng một người nạp đạn được huấn luyện tốt sẽ nhanh hơn máy và giúp bố trí đạn thuận tiện hơn. Tuy nhiên kết cấu 4 người khiến kích thước xe lớn hơn, nặng nề hơn, cần nhiều giáp hơn, và trong các xu hướng phát triển thì việc nạp đạn thủ công đều bị thay bởi máy vì các loại đạn tương lai ngày càng nặng và lớn (dài tổng cộng 2m/viên và nặng hàng chục kg) thì người nạp đạn không thể mang vác nhanh được. Khoang đạn thường được bố trí sau tháp pháo, khiến cho tháp pháo trở nên to nặng, rất dễ trúng đạn, làm cho kích thước tổng thể của xe to nặng hơn, việc chế tạo sẽ trở nên tốn kém hơn.

Xe tăng Nga không mang/mất hết ERA. Vì thiết kế ban đầu của xe tăng Nga chỉ ó kíp lái 3 người, hệ thống nạp đạn tự động, khoang đạn được đưa xuống gầm xe, nơi được bảo vệ tốt nhất, do đó thể tích trong xe nhỏ đi, có thể làm giáp dày lên ngay cả bên hông xe. Do đó xe tăng Nga khá nhẹ, ngay cả khi đã mang ERA. Yêu cầu đối với tất cả các xe tăng trong quân đội Nga hiện nay phải được lắp ERA đầy đủ.

Vai trò

Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, xe tăng vẫn có chỗ đứng quan trọng nhất trong các binh chủng đột kích của lục quân. Khác với chiến tranh thế giới thứ hai và các cuộc chiến tranh 1956, 1967 và 1973 ở Trung Đông thường chuyên dùng xe tăng để thực hiện các trận "đấu tăng" trên chiến trường, xu hướng sử dụng xe tăng phối hợp với các loại xe thiết giáp của bộ binh (những biến thể của xe tăng hạng nhẹ trước đây) được trang bị nhiều loại vũ khí mặt đất và phòng không hiện đại, được tin học hoá, tự động hóa ở cấp độ cao và phối hợp với trực thăng chiến đấu trở tổ chức quân binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hiệu suất đột kích lớn.

Điển hình cho việc sử dụng các đơn vị quân - binh chủng hợp thành này là quân đội Hoa Kỳ và liên quân trong hai cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991 và 2003. Do sự phối hợp quân binh chủng đó, vai trò của xe tăng có thể mờ nhạt nếu nhìn về hình thức. Các hình ảnh thường thấy trên truyền thông là các loại tên lửa nhỏ từ bộ binh, trực thăng dễ dàng tiêu diệt xe tăng, hình ảnh cuộc chiến Iraq với sự áp đảo về không quân dẫn đến câu hỏi: phải chăng xe tăng đã lỗi thời? Thế nhưng thực tế phát triển xe tăng từ năm 1990 đến nay đã cho câu trả lời ngược lại. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu các xe thiết giáp nhẹ với hỏa lực mạnh nhằm vận chuyển bằng máy bay để sử dụng trong cuộc chiến nhỏ, các nước vẫn liên tục nghên cứu, chế tạo các mẫu xe tăng mới. Sau M1A1, Hoa Kỳ cho ra đời loại M1A2 tiện dụng hơn. Nga nâng cấp xe tăng T-72 lên T-72B3 và T-90, đồng thời đang đưa vào sản xuất loại tăng mới T-14 với nhiều thiết kế mới dựa trên khung gầm Armata đã xuất hiện trong lễ duyệt binh chiến thắng phát xít vào ngày 9-5-2015. Trung Quốc phát triển xe tăng chủ lực Type-99, Nước Đức liên tục nâng cấp xe tăng chủ lực Leopard 2, Anh vẫn tiếp tục sản xuất xe tăng chủ lực Challenger, Pháp vẫn cho ra đời xe tăng chủ lực Leclerc; tất cả đều là xe tăng hạng nặng. Nếu tính đến chiến tranh tổng lực giữa các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh, trực thăng tấn công không thể đáp ứng được vai trò so với một đội hình chiến đấu gồm xe tăng và các phương tiện phòng không đi cùng. Hơn nữa nhu cầu về các loại chiến xa để chịu đựng hỏa lực và đối phó với xe thiết giáp nhẹ của đối phương sẽ lại dẫn tới nhu cầu về xe tăng.